Ngành luật kinh tế là gì? Học xong ngành luật kinh tế ra làm gì? Liệu theo học ngành học này có khó không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nội dung tóm tắt
Ngành luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một trong ngành học đang thu hút được rất nhiều các bạn trẻ hiện nay. Vậy ngành học này có gì đặc biệt. Tại sao lại được các bạn trẻ yêu thích đến vậy. Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về lĩnh vực kinh tế.
Đây cũng là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành dùng để điều chỉnh các mối quan hệ về kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên địa bàn.
Ngành luật kinh tế là gì
Có thể nói sự ra đời của bộ luật kinh tế đã duy trì và giải quyết được rất nhiều các tranh chấp xảy ra trong kinh doanh, thương mại. Nói cách khác nhờ có bộ luật mà chúng ta có thể đảm bảo quy trình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và thế giới. Vậy cơ hội xin việc của sinh viên ngành luật kinh tế sau khi ra trường có cao không?
>>> Tham khảo thêm: Điều kiện học thạc sĩ luật kinh tế năm 2019
Học luật kinh tế có dễ xin việc không?
Học luật kinh tế có dễ xin việc không? Là vấn đề được rất nhiều các bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm. Liệu sau 4 -5 năm theo học có xin được việc không? Cơ hội việc làm này trong tương lai có cao không?
Theo số liệu thống kê của bộ Tư pháp về nhân lực về ngành luật kinh tế tính đến năm 2020 thì nhu cầu việc làm của ngành luật kinh tế sẽ tăng rất cao. Bởi mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức ở nước ta đang rất thiếu nhân sự ở vị trí theo học ngành luật kinh tế.
Không chỉ có vậy, vào tháng 2/2016, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết. Điều này, sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các công ty, doanh nghiệp ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây cùng là cơ hội cho nguồn nhân về luật kinh tế ở nước ta.
Có thể nói nếu theo học ngành luật kinh tế các bạn sẽ phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm sau khi ra trường. Vậy sau khi học xong ngành luật kinh tế ra làm gì? Lương có cao không?
Học ngành Luật kinh tế ra làm gì?
Học ngành Luật kinh tế ra làm gì
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế ra trường các bạn có thể dễ dàng lựa chọn những việc làm với mức lương sẽ cực hấp dẫn. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ tốt và có khả năng thăng tiến trong công việc cao. Cụ thể sau khi theo học ngành luật kinh tế ra trường bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
– Bạn có thể làm chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư ở các công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
– Bạn có thể làm chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong kinh doanh và các hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà nhà nước cho phép.
– Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những công việc mà bạn có thể lựa chọn.
– Đối với các bạn có thành tích học tập cao có thể lựa chọn công việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế ở các trường cao đẳng, đại học. Việc này hứa hẹn sẽ bạn sẽ có mức lương cao như mong muốn.
Qua những thông tin trên chắc hẳn đã phần nào giải đáp được thắc mắc ngành luật ra làm gì rồi chứ. Để có thể có công việc tốt sau khi ra trường ngoài việc xác định đây là ngành nghề mà bản thân đam mê thì bạn cũng nên cân nhắc trong việc lựa chọn môi trường đào tạo tốt để có thể trau dồi được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mình.
Trường học mà bạn lựa chọn là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến tương lai nghề nghiệp của bạn sau này. Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam là một trong những địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng mà bạn có thể lựa chọn.
Tất cả sinh viên theo học ngành Luật tại trường sẽ được chú trọng vấn đề kiến tập, thực tập tại các công ty, tập đoàn, văn phòng luật để cọ xát thực tế. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể xin được việc.