Trước tiên, khi lựa chọn ngành học thì bạn cần phải nắm rõ được thông tin “ ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?” Hiện nay, ngành học này đang thu hút được rất nhiều sinh viên học tại các trường Cao đẳng, Đại học, bởi vậy mà những thông tin liên quan đến ngành quản trị kinh doanh luôn đón nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Khi lựa chọn bất kỳ ngành học nào thì ai nấy cũng quan tâm về công việc sau khi ra trường. Còn với những người đã và đang học ngành quản trị kinh doanh thì còn rất nhiều thứ mơ hồ. Liệu rằng sau khi ra trường bạn đã làm quản lý được chưa? Có trang bị được kiến thức và áp dụng vào thực tế như thế nào?
Nội dung tóm tắt
1. Tìm hiểu về ngành học quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là gì? Nói một cách dễ hình dung nhất thì đó bao gồm những công việc có vai trò trong quá trình làm quản trị kinh doanh đối với một ngành hay bất kỳ lĩnh vực nào đó. Điều đó giúp cho ngành học được xây dựng và phát triển càng lớn mạnh và hữu ích hơn.
Người thực hiện công việc quản trị kinh doanh sẽ được gọi là nhà quản trị kinh doanh. Họ có nhiệm vụ chính là quản lý đồng thời hỗ trợ làm việc với tất cả quy trình hoạt động kinh doanh, tổ chức. Từ đó sẽ giúp đạt được mục tiêu phát triển của công ty hay doanh nghiệp đưa ra.
Ngành quản trị kinh doanh có mục đích chính là đáp ứng nhu cầu cũng như đòi hỏi về thị trường, cung cấp đồng thời giúp hoàn thiện mọi hoạt động nhằm mang lại được doanh thu lớn đồng thời bỏ ra chi phí thấp nhất.
2. Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp với vị trí công việc, chức danh đồng thời lựa chọn môi trường làm việc khác nhau. Dưới đây là những công việc của ngành quản trị kinh doanh cụ thể bao gồm:
- Có cơ hội được trở thành chuyên viên quản lý chất lượng: Bạn là người quản lý đồng thời đưa ra những kế hoạch hiệu quả tuy nhiên giảm tối thiểu chi phí.
- Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế: Vị trí này sẽ giúp bạn đảm nhiệm được các công việc liên quan đến quản lý kinh doanh, phát triển kinh tế đồng thời mang lại được nguồn thu tốt nhất cho công ty.
- Chuyên viên kinh doanh hay là chức danh nhân viên kinh doanh, nhân viên khảo sát thị trường với trưởng bộ phận kinh doanh.
- Còn với những cử nhân ngành quản trị kinh doanh có kỹ năng giao tiếp hay cá tính với kỹ năng thuyết trình thì sẽ theo đuổi công việc bao gồm làm giảng viên hoặc trở thành nhà diễn giả về ngành quản trị kinh doanh tại những trung tâm học nghề hay các trường.
- Nếu như có năng lực thì bạn có thể tự thành lập và điều hành công ty cùng với những hoạt động kinh doanh cho riêng mình.
Các chức danh với vị trí quản trị kinh doanh được các nhà tuyển dụng chú trọng dưới đây:
- Nhân viên kế hoạch
- Nhân viên kinh doanh.
- Nhân viên marketing.
- Chuyên viên sự kiện.
- Nhân viên phát triển hệ thống kinh doanh.
- Quản lý nhân sự.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Quản trị văn phòng.
- Quản lý chuỗi cung ứng.
- Nhân viên xuất nhập khẩu.
- Trưởng phòng kinh doanh.
- Quản lý kinh doanh.
- Nhân viên kế hoạch đầu tư.
- Giám sát bán hàng.
- Trợ lý kinh doanh…
Hiện nay, có khá nhiều công việc với vị trí tuyển dụng. Dù vậy, khi tìm việc làm thì các bạn hãy lựa chọn công việc theo đúng chuyên môn, phù hợp với trình độ cũng như kỹ năng của bản thân từ đó giúp hoàn thành công việc tốt nhất.
Nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh hiện nay tại các doanh nghiệp khá lớn. Nhất là ở nước ta đang ở thời điểm công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ra đời. Do vậy lựa chọn học ngành này bạn sẽ không phải lo lắng “ quản trị kinh doanh ra trường làm gì?” Bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm với ngành nghề phù hợp với bản thân nhất.
3. Thu nhập của ngành quản trị kinh doanh như thế nào?
Ngành quản trị kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh tế bởi vậy đòi hỏi những người học ngành này phải có niềm đam mê, năng động và không ngần ngại việc gì. Vào giai đoạn đầu, các bạn cử nhân ngành học này sẽ có thể mất định hướng thì bắt đầu với các công việc là tư vấn viên, nhân viên… Tuy nhiên, sau thời gian đi làm có kinh nghiệm kỹ năng trong trường sẽ giúp bạn có đủ tố chất để định hướng phát triển sự nghiệp lâu dài hơn nữa.
Một số thống kê cho thấy, thu nhập ngành quản trị kinh doanh hiện nay ở mức khá cao so với các ngành nghề khác, hay còn nói là không bị giới hạn. Thường khi mới ra trường, thì bạn có thể bắt đầu công việc với mức lương từ 3 – 5 triệu tuy nhiên còn được hưởng hoa hồng dựa trên doanh số, các khoản thưởng vượt KPI,… cao hơn nhiều lần so với lương chính. Theo đó, các nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và năng lực thì sẽ được hưởng mức lương chính lên đến 15 – 20 triệu/tháng.
Với những chia sẻ về quản trị kinh doanh là gì ra trường làm gì trên đây hi vọng sẽ giúp bổ sung kiến thức hữu ích cho ngành nghề sau này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn thành công!