Nên học đại học hay học nghề tốt nhất hiện nay? Đó là nỗi băn khoăn chung của các thí sinh trước mỗi mùa tuyển sinh. Bởi dẫu sao thì tấm bằng chính là yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Tấm bằng đại học chính là điều kiện cần để bạn có một môi trường tốt phát huy năng lực của bản thân. Tuy nhiên, học nghề sẽ tăng kỹ năng, tăng kinh nghiệm, tiết kiệm ngân sách.
Nội dung tóm tắt
Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?
Người ta đã nói rằng:”đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Rất nhiều người thành công trên thế giới đều không qua một môi trường đại học nào hết, tiêu biểu là Bill Gate – chủ tịch tập đoàn Microff ở Mỹ hay Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên ở Việt Nam. Do không đủ điều kiện học tập, những người này đã bỏ ngang đại học để đi làm lấy kinh nghiệm và phát triển sự nghiệp cho riêng mình.
Hơn nữa, thị trường lao động Việt Nam có nhiều biến động. Tỷ lệ lao động Việt Nam thất nghiệp ngày càng nhiều. Trong đó, lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến mới là lao động có trình độ cao đẳng hay trung cấp nghề. Như vậy, các nhà tuyển dụng lao động đang quan tâm đến năng lực thực sự của ứng viên nhiều hơn là tấm bằng.
Thành công có phụ thuộc vào tấm bằng đại học
Khi được hỏi, hầu hết các sinh viên đã có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp đều cho rằng: tấm bằng đại học chẳng có lợi gì cho quá trình phỏng vấn xin việc làm của họ. Nói như thế không có nghĩa là họ coi thường tấm bằng hay thất vọng vì đã học đại học mà nói như thế để khuyến khích con người từ bỏ tư tưởng coi trọng bằng cấp mà không chú ý đễn những kĩ năng kinh nghiệm.
Những kỹ năng kinh nghiệm đó sẽ được mài dũa ở trường đời mà không có bất kỳ trường đại học nào đào tạo. Do đó, đại học thực sự không phải là con đường thành công duy nhất. Và tất nhiên muốn thành công thì phải học. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là học cái gì, học như thế nào và thực hành ra sao?
Học nghề vừa rút ngắn thời gian vừa tăng kinh nghiệm lại tiết kiệm
Nếu như thời gian đào tạo của một trường đại học tối thiểu là 4 năm thì thời gian đào tạo của trường nghề chỉ mất 3 – 6 tháng, lâu nhất là hơn 1 năm. Học phí đào tạo của trường đại học cũng cao gấp nhiều lần học phí học nghề. Cộng thêm chi phí sinh hoạt (ăn+ mặc + ở+ đi lại) lên đến hàng trăm triệu đồng mà không biết ra trường có xin được việc làm hay không?
Nhiều thí sinh lựa chọn học nghề thay vì học đại học
Trái lại, thời gian học nghề không dài, thí sinh lại được thực hành nghề nhuần nhuyễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để có thể bắt tay vào xử lý các công việc yêu cầu cao ngay từ khi ra trường.
Đó là chưa kể, sinh viên sẽ ra trường sớm hơn, đi làm sớm hơn và do đó kiếm được tiền sớm hơn. Mức lương cũng được tăng lên cùng với số năm kinh nghiệm bạn làm việc trong nghề. Cho dù có thay đổi môi trường mới thì bạn vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu mức lương xứng đáng với năng lực thực hành nghề của bản thân.
Tuy vậy đại học vẫn là bước đệm quan trọng để bạn đến với thành công. Do đó, nếu đủ điều kiện, đủ khả năng đỗ đại học thì vẫn nên đi học và làm thêm nhiều ở bên ngoài để cọ xát, làm quen với công việc cũng như cách xử lý các tình huống trong cuộc sống hằng ngày tốt hơn. Hy vọng bạn sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi “nên học đại học hay học nghề” nhé!