Nghề điện dân dụng đang được nhiều người coi trọng. Tuy nhiên khi theo đuổi ngành này thì phải tuân thủ yêu cầu và điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. Để tìm hiểu rõ hơn, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Điện dân dụng là gì?
Trước khi tìm hiểu về điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng thì trước tiên các bạn phải nắm được thông tin điện dân dụng là gì.
Điện dân dụng là ngành nghề sản xuất, lắp đặt, sửa chữa những thiết bị máy móc liên quan đến điện gồm quạt, lò vi sóng, đèn chiếu sáng,tủ lạnh, máy giặt,…Khái niệm điện dân dụng vô cùng quen thuộc và có vai trò tất yếu trong cuộc sống mỗi chúng ta, nhất là lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt.
Trong bối cảnh xã hội càng hiện đại như ngày nay, điện dân dụng đã bao phủ khắp cả nước từ thành phố đến nông thôn, thậm chí là những nơi vùng xa xôi, biên giới và hải đảo.
>>> Bạn có biết: Học luật có khó không và học luật cần những tố chất nào?
2. Vai trò của điện dân dụng với đời sống con người
Điện dân dụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống sản xuất, lao động và sinh hoạt. Trong đó, nghề điện dân dụng sẽ phục vụ chất lượng cuộc sống người dân và giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá trên cả nước.
Từ đó giúp nền kinh tế ngày càng phát triển và tăng thu sản xuất. Bởi không có điện thì sẽ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt hàng ngày gồm công trình, nhà máy, xí nghiệp không thể hoạt động, đất nước không thể phát triển.
3. Công việc của thợ điện dân dụng là gì?
Thợ điện dân dụng thực hiện những công việc như lắp đặt đường dây cung cấp điện, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện. Ngoài ra là các công việc gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện. Có thể nói, công việc chính của ngành điện dân dụng gồm như sau:
- Sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng mọi loại máy phát điện
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- Thực hiện các công việc vận hành động cơ, máy móc
- Điều chỉnh hoạt động của các loại máy biến áp
- Xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm điện
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
- Sửa chữa đường dây bị đứt, đi dây điện và nối dây
- Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa đồ dùng, thiết bị, mạng điện trong nhà, xí nghiệp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Đảm bảo các biện pháp an toàn điện, an toàn lao động
4. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
Với tính chất công việc thì thợ điện có thể làm trong nhiều môi trường khác nhau. Theo đó, họ có thể làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, làm việc trên cao để lắp đặt, sửa chữa đường dây điện nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Điều kiện làm việc của họ cũng khá vất vả, phải làm bất kể thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố gì thì phải đi quãng đường xa để xử lý. Ngoài làm việc theo giờ tiêu chuẩn thì thợ điện còn phải tăng ca khi có nhiều công việc xảy ra
Nghề điện dân dụng có tính chất nguy hiểm bởi thường xuyên phải tiếp xúc với cột điện, ổ điện, hộp điện. Do đó, thợ điện dân dụng đòi hỏi có sức khỏe và luôn cẩn thận khi làm việc.
4.1. Yêu cầu của nghề điện dân dụng
Với tính chất nguy hiểm, lưu động và phức tạp, yêu cầu thợ điện có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh hiểm nghèo mà không liên quan đến thần kinh, xương khớp hoặc phổi, không bị loạn thị, điếc và run tay.
Do tính chất công việc thường xuyên làm trên cao nên họ không được sợ độ cao. Đồng thời có đức tính chăm chỉ, cẩn thân, ham học hỏi, cần cù, phản ứng nhanh với các tình huống, luôn tìm hiểu mọi khía cạnh của vấn đề.
Người làm nghề điện đòi hỏi có kiến thức, hiểu biết cơ bản về cách dùng điện, quy trình, kỹ thuật trong nghề này. Bởi vậy phải biết cách sửa chữa, đo lường, lắp đặt mạng và thiết bị nhanh chóng, hiệu quả.
>>> Xem thêm: Sinh Viên Học Luật Dân Sự Ra Làm Gì? Thu Nhập Bao Nhiêu?
4.2. Triển vọng nghề điện dân dụng
Điện là nhu cầu tất yếu hiện nay và đang ngày càng phát triển, có triển vọng trong tương lai nên được giới trẻ yêu thích. Nghề này cũng có nhiều lợi thế hơn những ngành học khác như sau:
- Nghề điện không lo thất nghiệp: Nhu cầu điện dân dụng đang ngày càng cao, trở thành thành phần không thể thiếu trong gia đình và xã hội. Từ đó mang đến công việc hấp dẫn cho người học ngành này.
- Là nghề ổn định và lâu dài: Nghề điện có tính ổn định và định hướng được lâu dài. Theo học ngành này thì bạn có thể làm việc bất kỳ môi trường nào và đối tượng khách hàng cũng rất đa dạng.
- Thu nhập cao: Với kinh nghiệm, khả năng, sự phức tạp trong công việc mà thu nhập và chế độ đãi ngộ của thợ điện cũng khác nhau. Những ai có nhiều năm kinh nghiệm sẽ hưởng mức lương cao hơn. Còn với kỹ sư mới ra trường thì chỉ có khoảng 5-7 triệu đồng/tháng.
- Tiêu chuẩn tuyển sinh dễ dàng, đơn giản: Để tạo cơ hội cho các bạn trẻ và đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo ngành nghề này tuyển sinh với tiêu chuẩn không quá khắt khe.
Bài viết trên đây giúp các bạn tìm hiểu về điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng và những yếu tố cần thiết khi làm nghề này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác, chúc bạn thành công!