Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chọn ngành: Đại học luật gồm những ngành nào? Nếu bạn là một sĩ tử đang đắn đo, băn khoăn việc học luật thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé!
Nội dung tóm tắt
Khái quát về ngành luật
Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thông pháp luật gồm các quy định pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
Sinh viên theo học ngành luật, tùy mỗi chuyên ngành đào tạo, được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó sinh viên ngành luật được trang bị kỹ năng hành nghề luật: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán,… và được tạo điều kiện thực tập tại các cơ sở pháp lý.
Các môn chuyên sâu sẽ được giảng dạy gồm: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật thương mại quốc tế,…
Ngành luật học khối gì?
Ngành luật xét tuyển đa dạng các khối học, cụ thể:
- A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học
- A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
- D01: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh
- D03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp
- D06: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Nhật
- C00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lí
Ngoài ra, các trường có những tiêu chuẩn riêng tuyển sinh nên các khối học được sử dụng để xét tuyển trên thực tế có thể nhiều hơn.
Đọc thêm: Có nên học luật
Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường ngành luật
Các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy theo năng lực, bằng cấp hành nghề:
-Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp trong các tổ chức dịch vụ pháp luật,…
-Luật sư, kiểm sát viên, công tố viên, cố vấn pháp luật, công chứng viên,…
-Chuyên viên pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội,…
Đại học luật gồm những ngành nào?
Dưới đây là những chuyên ngành Luật được đào tạo tại Đại học hiện nay, cùng tìm hiểu nhé!
Chuyên ngành luật dân sự
Ngành đáp ứng đầy đủ cho sinh viên các kiến thức liên quan đến Luật dân sự, xã hội, luật lao động và hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ thừa kế tài sản, luật hôn nhân và gia đình,…
Sinh viên theo học chuyên ngành được cung cấp những kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ cho nghề nghiệp: thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự,…
Chuyên ngành luật hình sự
Đào tạo sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, các vấn đề trong khoa học hình sự (tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các quyết định hình phạt), khoa học tố tụng hình sự (các nguyên tắc của tố tụng, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn,…), khoa học thi hành án hình sự (các cơ quan thi hành án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt,…)
Chuyên ngành luật thương mại
Theo học chuyên ngành luật thương mại trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thuế, kinh tế, tài chính, môi trường, đất đai,..
Chuyên ngành luật hành chính
Sinh viên chuyên ngành luật hành chính được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,…
Sau tốt nghiệp có thể làm việc tại Viện kiểm sát, Chuyên viên tư vấn luật trong các lĩnh vực hình sự, công an,…
Chuyên ngành luật kinh tế
Luật kinh tế có vai trò giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Theo học chuyên ngành này, sinh viên được trang bị các môn học: pháp luật về doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tư, luật cạnh tranh,…
Chuyên ngành luật quốc tế
Mục tiêu ngành học chuẩn bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức về chức năng có liên quan đến đối ngoại trong nước và quốc tế, các kỹ năng chọn lựa áp dụng vào thực tế quốc gia, các cuộc đàm phám thương mại,…
Xem thêm: Sinh viên sư phạm sau khi ra trường
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về đại học luật gồm những ngành nào. Hy vọng hữu ích giúp các bạn định hình được chuyên ngành yêu thích và đưa ra quyết định phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!