Sinh viên sư phạm sau khi ra trường có dễ xin việc không? Đây là thắc mắc của nhiều sinh viên học sinh có ý định học ngành sư phạm. Hãy theo dõi bài viết và cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Nội dung tóm tắt
Ngành sư phạm là gì?
Hiện nay, sư phạm là ngành cơ bản của hệ thống đào tạo nhân lực. Thu hút được rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là nữ. Vậy thực chất ngành sư phạm là gì? Ngành sư phạm là ngành giáo dục, giảng dạy tại các trường học hay các cơ sở đào tạo. Làm việc trong ngành sư phạm là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho tất cả các ngành nghề trong xã hội.
Ngành sư phạm được phân từng cấp bậc riêng: mầm non, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Đây là một ngành nghề cao quý và luôn được mọi người tôn trọng.
Sinh viên sư phạm sau ra trường có dễ xin việc không?
Ngành sư phạm luôn nhận được sự kính trọng bởi những đóng góp to lớn nó mang lại. Những năm gần đây, sinh viên sư phạm sau khi ra trường có cơ hội làm việc rất cao.
Ngành sư phạm có nhiều chuyên ngành nhỏ, mỗi một thứ sẽ yêu cầu những đặc điểm trí tuệ khác nhau. Học sinh sinh viên cần tìm hiểu xem thế mạnh, tính cách của bản thân có phù hợp với ngành đó hay không và ngành này có mang lại những giá trị mà bản thân theo đuổi không. Sau đó chọn chọn ngành học phù hợp với sở thích và tính cách bản thân. Khi được làm công việc bản thân yêu thích sẽ giúp chúng ta gia tăng cảm giác hài lòng trong công việc và dễ dàng thành công trong sự nghiệp.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ hai khoảng kinh phí là học phí và sinh hoạt phí:
-Tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên theo học
-Hỗ trợ 3.63 triệu đồng/ tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Đọc thêm: Học luật cần giỏi môn gì
Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành sư phạm
Cơ hội việc làm của ngành sư phạm rất đa dạng. Tùy theo trình độ chuyên môn, bạn có thể lựa chọn các lĩnh vực sau:
-Giảng dạy trong hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, hay các trường bổ túc văn hóa, trường trung cấp, cao đẳng,…
-Làm việc tại các tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục từ địa phương đến trung ương: các sở, phòng, ban giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo,…
-Làm việc tại các tổ chức, trung tâm về giáo dục.
Những kỹ năng và phẩm chất của ngành sư phạm là gì?
Mỗi ngành nghề đều bắt buộc phải có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết riêng. Để có thể dễ dàng hoàn thành tốt công việc, ngành sư phạm cần kỹ năng sau:
-Có khả năng truyền đạt tốt ở cả phương diện nói và viết.
-Có tính kiên trì, nhẫn nại.
-Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.
-Ham học hỏi, giàu lòng bao dung, vị tha.
Một số chuyên ngành sư phạm đang khát nhân lực
Sư phạm mầm non
Lựa chọn học ngành sư phạm mầm non tuy có chút vất vả nhưng bạn không lo thất nghiệp. Theo thóng kê, giáo viên mầm non thiếu do nhiều nguyên nhân: sinh viên sư phạm thiếu, sinh viên sư phạm bỏ việc, nhảy việc, nghỉ hưu non,…
Sư phạm Tiếng Anh
Thực trạng hiện nay thiếu giáo viên dạy tiếng Anh ở tất cả các cấp. Bởi những người có chuyên môn tiếng Anh dễ tìm được công việc có mức lương cao hơn ở ngành khác. Và chương trình giáo dục đổi mới, đội ngũ giáo viên tiếng Anh hiện có vẫn còn một số lượng không nhỏ chưa đủ năng lực theo yêu cầu đặt ra.
Sư phạm Tin học
Tin học đang trở thành môn bắt buộc từ khối lớp 3 theo chương trình mới. Hiện giáo viên Tin học đặc biệt thiếu ở các cơ sở giáo dục, nhiều quận/ huyện tuyển không ra giáo viên. Tình trạng 1 giáo viên Tin học lo chuyện dạy ở 2 trường khá phổ biến.
Sư phạm Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc)
Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai, môn Nghệ Thuật (Âm thuật, Mỹ thuật) được triển khai dạy và học ở ba cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nhưng số lượng giáo viên ở THPT thiếu đến 100%, bậc tiểu học cũng thiếu chỉ đạt 0.85%.
Xem thêm: Sinh viên nên mua laptop hãng nào
Bên trên đây đã tổng hợp thông tin giải đáp vấn đề sinh viên sư phạm sau khi ra trường ra sao. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết, bạn đã hiểu hơn về ngành sư phạm. Chúc các bạn thành công với những lựa chọn của mình.