Nội dung tóm tắt
Ngành Y tế Công cộng là gì?
Y tế Công cộng (YTCC) là chuyên ngành khoa học và nghệ thuật về lĩnh vực phòng bệnh nhằm kém dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội và đồng thời hoàn thiện những quan tâm xã hội đảm bảo những quyền làm cho con người có thể khỏe mạnh.
Tại Việt Nam thì ngành YTCC mới xuất hiện những đã mang đến nhiều thay đổi tích cực trong việc phòng chống bệnh tật và chức năng đảm bảo tốt sức khỏe, ổn định an sinh xã hội nên ngành nà đang đầu tư vào phát triển từ nền tảng ngành y tế công cộng với một vài cơ sở đào tạo trọng điểm như: Đại học Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng…
Ngành YTCC thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe, giám sát dich tễ học nhằm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, Tăng cường sự tham gia của xã hội; Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong YTCC; Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng; Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khoẻ cộng đồng;Xây dựng chính sách liên quan đến YTC; Lập quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp YTCC tiên tiến.
Cơ hội việc làm của ngành Y tế công cộng
Việc làm ngành Y tế công cộng như thế nào sau khi tốt nghiệp? thắc mắc của rất nhiều người đang tìm hiểu ngành và có mong muốn theo đuổi ngành cần được giải đáp.
Khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Y tế công cộng thì các bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau vì phạm vi làm việc của ngành nghề này được mở rộng rất nhiều.
Căn cứ vào tình hình thực tế thì những công việc mà các cử nhân ngành YTCC có thể đảm nhiệm như:
- Làm việc trong các dự án, tham gia điều phối những chương trình thanh tra, giám sát vì sức khỏe cộng đồng.
- Đảm nhiệm vị trí lập kế hoạch hoặc xây dựng các chương trình về chính sách.
- Làm việc tại các viện côn trùng, ký sinh trùng, sốt rét, các viện vệ sinh môi trường, các viện y học lao động.
- Các sở Y tế, trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Làm chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe cộng đồng.
- Trở thành giảng viên đào tạo tại trường cao đẳng, đại học liên quan đến lĩnh vực này. Nhưng để được giảng dạy thì trước tiên bạn cần phải học nâng cao lên trình độ thạc sĩ trở lên thì mới được tham gia giảng dạy.
Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng sau khi ra trường và thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành Y tế công cộng thì các trường đào tạo sẽ trang bị và cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành đầy đủ như: sinh học và di truyền, xác suất thống kê, hóa sinh, vật lý – lý sinh, tâm lý y học và đạo đức y học.
Người học cần nắm vững các kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành như: hóa sinh, sinh lý, giải phẫu, miễn dịch, vi sinh, ký sinh trùng và các kiến thức về bệnh thông thường khác.
Lương ngành Y tế công cộng
Mức lương ngành Y tế công cộng là bao nhiêu? Đó là thắc mắc tiếp theo khi mà người bệnh mong muốn theo đuổi ngành Y tế công cộng.
Theo cách tính lương, xếp lương chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV. Đây là thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh ngành Y tế công cộng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể như sau:
Với chức danh cao cấp thì sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3. Hệ số lương được tính từ 6,2 – 8,0.
Với chức danh cộng chính thì sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2. Hệ số lương được tính từ 4,4 – 6,78.
Với chức danh hạng III thì sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1. Hệ số lương được tính từ 2,34 – 4,98.
Căn cứ vào việc xếp lương dựa theo chức danh đã được quy định thì các viên chức đã xếp lương tại quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/1005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Khi viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng có hệ số bằng ngạch cũ thì tăng phụ cấp thâm niên vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Từ đó có thể thấy rằng đối với những sinh viên mới ra trường ngành Y tế công cộng sẽ đạt mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng. Còn những nhân viên, y bác sĩ hoạt động lâu năm hơn thì có mức lương mức đãi ngộ tốt hơn rất nhiểu, tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Những phẩm chất cần có của ngành Y tế công cộng
Thông tin về nhiệm vụ và chức năng của ngành Y tế chắc hẳn bạn đọc đã thấy được vai trò quan trọng của ngành nghề này và giúp ổn định hơn vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên các bạn trẻ cần quan tâm xem bản thân có những phẩm chất phù hợp với ngành nghề này hay không. Một số các phẩm chất cần có của ngành Y tế công cộng:
- Có tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm với công việc cao. Thường xuyên tự ý thức được việc học hỏi không ngừng, tích lũy kinh nghiệm.
- Phải thực sự kiên nhẫn, cẩn thận và tỉ mỉ trong khi làm việc.
- Nhạy bén trong công việc, giải quyết linh hoạt các tình huống bất ngờ xảy đến.
- Sức khỏe tốt để phục vụ tốt cho công việc hướng đến cộng đồng trong cả một thời gian dài.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, luôn hồ hởi vui vẻ trong giao tiếp để có thể xây dựng và phát triển cộng đồng một cách bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm, chức năng của ngành nghề này.
- Khiêm tốn, thật thà và can đảm Người làm trong lĩnh vực y tế công cộng phải biết cách vượt qua khó khăn, vượt qua nghịch cảnh để giúp đỡ mọi người.
- Phải chịu được những sức ép từ áp lực dư luận, chịu được áp lực công việc.
- Đặt trách nhiệm cứu người lên hàng đầu, có lòng thương yêu người và có tinh thần nhân đạo cao.
Trên đây là những chia sẻ của tác giả những thắc mắc thí sinh về Y tế công cộng là ngành gì?, ngoài ra nếu bạn có yêu thích các ngành trong khối ngành Y dược như Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược, Cao đẳng Kỹ thuật PHCN, Cao đẳng Hộ Sinh, Cao đẳng Xét nghiệm Y học thì các bạn có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y Dược là địa chỉ để theo đuổi ước mơ khối ngành sức khỏe.