Ngành điện công nghiệp hiện nay cũng là một trong những ngành học hot được nhiều bạn trẻ hướng đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu học điện công nghiệp có khó không và công việc khi ra trường là gì nhé!
Nội dung tóm tắt
Học điện công nghiệp có khó không?
Ngành Điện công nghiệp bao gồm các đặc điểm ngành nghề như:
- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện.
- Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp phân xưởng, xí nghiệp, khu dân cư, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện.
- Tính toán, thiết kế, sửa chữa máy điện ba pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp, máy điện một pha và dân dụng.
- Phân tích hoạt động các hệ thống phát, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, hệ thống chống sét, an toàn điện.
- Thiết kế, triển khai, xây dựng truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện.
- Đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống tiết kiệm năng lượng
Xem ngay: Học luật có khó không để có câu trả lời chính xác
Theo học ngành nghề này, sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát về nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp, nguyên tắc điện công nghiệp, tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, đưa điện đến đơn vị sử dụng, người học biết cách truyền tải điện, phân phối điện đảm bảo an toàn xây dựng hệ thống điện công nghiệp chi phí thấp, chất lượng cao. Sau khi ra trường, sinh viên hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức trở thành những người kỹ sư thiết kế, thi công các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy hoặc khu công nghiệp.
Ngành nghề này hiện nay đang rất thu hút nguồn nhân lực bởi tính chất công việc cũng như chế độ đãi ngộ tốt. Nghề điện công nghiệp có vai trò phổ biến và quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội vì thế bạn có rất nhiều sự lựa chọn làm điện dân dụng hoặc làm ở các nhà máy, xí nghiệp.
Công việc khi ra trường
Ngành điện công nghiệp có thể làm những công việc như sau:
- Tất cả các vấn đề về điện đều trực tiếp tham gia làm và tư vấn.
- Lắp đặt hệ thống cung cấp điện, bộ điều khiển dùng công tắc tơ, an toàn cháy nổ trong từng công việc, lắp đặt tủ điện phân phối mạng điện chiếu sáng, các bộ điều khiển lập trình, bảo dưỡng.
- Lắp đặt và đấu nối các hệ thống lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp.
- Thực hiện được các công việc trên thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện, lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí, vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp.
- Chịu trách nhiệm mọi vấn đề về điện xung quanh những kỹ thuật đối với tất cả các máy móc, thiết bị điện.
- Sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện và sử dụng tốt các loại công cụ đo điện năng như Ampemét, Ampe Kìm, Vônmét, Đồng hồ đo vạn năng, Hioki, Megomet đúng thông số trong thực tế.
Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương ngành điện công nghiệp dao động từ 3,5 – 5 triệu/tháng. Trải qua thời gian làm việc và có kinh nghiệm thì mức lương rất hấp dẫn có thể lên đến 7 – 10 triệu/tháng. Thêm vào đó, nếu như khả năng ngoại ngữ của bạn tốt thì mức lương lúc này từ 15 – 20 triệu/tháng và có cơ hội làm việc tại các tập đoàn nước ngoài, có cơ hội thăng tiến cao.
Học ngành điện không khó mà bạn còn tìm được một công việc tốt ở ngành nghề này. Nếu như bạn có đam mê và có nỗ lực phấn đấu cho công việc thì ngành điện công nghiệp thực sự là ngành rất tiềm năng, xứng đáng để bạn theo đuổi trong các ngành giáo dục.
Trên đây là giải đáp học điện công nghiệp có khó không và công việc khi ra trường. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp ích cho bạn nhiều thông tin.