Hiện nay có rất nhiều bạn muốn học ngành luật nhưng phần lớn đều lo sợ mình không có đủ khả năng, Vậy để biết học luật có khó không bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Học luật có khó không?
Học luật nếu nói khó thì cũng không hẳn, nhưng dễ thì cũng không phải bởi vì nó chỉ khó đối với những người không đam mêm và yêu thích nó. Rất nhiều người lầm tưởng rằng học luật thì sẽ buộc phải học tất cả các điều khoản trong các bộ luật. Nhưng thực ra điều bạn cần chú ý là có thể tìm ra phương pháp học cho mình và trên hết là phải học đủ số lượng cần thiết và hiểu rõ bản chất của nó để vận dụng vào trong công việc hằng ngày.
Học luật nếu bạn chỉ biết học thuộc lòng mà bạn không biết cách tư duy hoặc không hiểu vấn đề để có thể đưa ra những phân tích thì học thuộc cũng vô ích mà thôi
Với đa số người học luật thì nếu bạn biết và thành thạo một ngoại ngữ nào đó thì sẽ là một lợi thế vô cùng to lớn. Tuy nhiên rất nhiều bạn sinh viên học luật và có ước mơ sau này được làm luật trong quá trình học đã vội vàng đi học thêm ngoại ngữ rồi quên mất rằng chuyên môn và kĩ năng chính của mình phải là luật.
Đọc thêm: Học luật có dễ xin việc giúp bạn quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Bạn cần nhớ rằng ngoại ngữ giỏi thì rất tốt nhưng bạn phải đảm bảo chuyên môn luật của mình phải giỏi trước đã. Đó là tiền đề và nền tảng để bạn hình thành những tư duy pháp lý về nghề luật, nên nếu quá mải mê việc học ngoại ngữ mà quên việc phải trau dồi kiến thức chuyên môn thì bạn sẽ đối mắt với rất nhiều khó khăn khi hiểu luật và vận dụng nó sau này.
Học ngành Luật cần những tố chất nào?
Để trở thành một cử nhân Luật, các bạn cần phải sở hữu những tố chất như sau:
Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt
Đặc biệt đối với ngành luật đòi hỏi bạn phải đọc rất nhiều các loại sách và cần cập nhật những thông tin khác nhau để có thể hiểu, nắm bắt được toàn bộ những bộ luật hiện có và vận dụng tốt trong mọi trường hợp.
Việc đọc nhiều sách và tài liệu sẽ là yêu cầu và là tố chất thiết yếu để trở thành một luật sư, một chuyên gia tư vấn vấn pháp luật tương lai. Vì các bộ luật liên tục được cập nhật và sửa đổi bổ sung, đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm bắt thường xuyên, chính xác và kịp thời những thông tin đó.
Để trở thành một luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật… ngoài yêu cầu chăm chỉ đọc sách và hiểu các thông tin có trong sách vở mà ngành này còn yêu cầu phải ghi nhớ nhiều chi tiết trong hệ thống pháp lý.
Yêu thích sự tranh luận
Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những lý lẽ, ý kiến đầy sức thuyết phục và nhận được sự đồng tình của mọi người thì khi đó bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.
Khả năng giải quyết vấn đề
Xác định theo học ngành luật các bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn và hóc búa. Chính vì vậy, nếu có khả năng này thì công việc của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kiên trì và nhẫn nại
Đây là một tố chất không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn chiến thắng trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không dễ bỏ cuộc khi gặp các vấn đề khó khăn hay thách thức phía trước.
Có khả năng thuyết phục đàm phán và lắng nghe tốt
Ngoài những yếu tố trên, người học luật cần phải trau dồi kỹ năng thuyết phục đàm phán và lắng nghe. Là một luật sư, bạn luôn phải thuyết phục mọi người, để họ lắng nghe những gì bạn nói. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển tình huống theo hướng có lợi cho khách hàng và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ.
Vậy những thông tin bài viết cung cấp bạn đã trả lời được học luật có khó không cũng như các tố chất cần có của người làm luật rồi chứ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thể tự tin lựa chọn ngành nghề tương lai của mình.