Hiện nay, nhiều người lao động làm nhiều việc cùng lúc nên rất dễ gặp phải tình trạng bị đóng trùng bảo hiểm xã hội. Vậy, cách xử lý khi 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bai viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Bảo hiểm xã hội là gì ?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước. Quỹ này được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội gồm hai hình thức: bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Do bạn đang làm việc tại các công ty theo chế độ hợp đồng lao động, do đó công ty phải tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn dưới loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội có được hoàn tiền?
Theo quy định, người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất; đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động đầu tiên.
Đọc thêm về: app tìm việc tại nhà
Tuy vậy, khi người lao động làm cùng lúc cho nhiều công ty sẽ không tránh khỏi việc đóng trùng bảo hiểm. Việc đóng trùng này sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn tiền. Cụ thể như sau:
Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Như vậy, nếu người lao động đóng trùng bảo hiểm xã hội ở hai công ty trong cùng một khoảng thời gian mà thì người lao động và doanh nghiệp sẽ được hoàn trả số tiền đã đóng trùng.
Cách xử lý khi 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội
Khi đóng trùng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ bị cơ quan bảo hiểm xã hội từ chối giải quyết các chế độ hưởng của mình. Ngoài ra, việc này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi họ nghỉ việc.
Xem thêm: 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
Do đó, để giải quyết tình trạng đóng trùng bảo hiểm, người lao động cần tự mình hoặc phải phối hợp với doanh nghiệp thực hiện thủ tục giảm trùng và gộp sổ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động cần làm thủ tục giảm trùng, họ cần yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sau thực hiện. Tiếp theo đó sẽ tiến hành thủ tục gộp sổ BHXH.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do có thời gian đóng trùng nhau được thực hiện cụ thể như sau:
Trường hợp đang làm việc
- Người lao động thực hiện thủ tục gộp sổ thông qua doanh nghiệp.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận: Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm.
Trường hợp đã nghỉ việc
- Người lao động tự thực hiện thủ tục gộp sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình đang đóng cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Lưu ý khi gộp sổ bảo hiểm xã hội
Tiền đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả theo hình thức mà người lao động đã đăng ký trên tờ khai. Cụ thể như sau:
– Nhận tiền qua hệ thống tiện ích thông minh.
– Nhận tiền tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Nhận tiền qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng.
– Nhận tiền tại doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cách xử lý khi 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội để người lao động có thể tham khảo. Nếu bạn đang đóng trùng bảo hiểm thì hãy nhanh chóng thực hiện gộp sổ để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân về sau này.